• :
  • :

Kỹ năng khởi đầu cho “cuộc đời nở hoa” hay cuộc sống bế tắc”

Khi một ai đó nói chuyện với bạn – giống như họ phát một quả bóng, bạn đón lấy và đánh về phía họ, nếu bạn luôn luôn đáp trả thì câu chuyện sẽ luôn tiếp diễn.

Anne Green- CEO của CooperKatz & Company khẳng định:  "Một cuộc hội thoại chất lượng là cuộc hội thoại buộc phải có sự đối đáp qua lại, giống như cách giữ một quả bóng trên không trong một trận tennis vậy".

Hình ảnh có liên quan

Một vài người rất có tài ăn nói, họ có thể nói chuyện với bất cứ ai về bất cứ điều gì, trong khi những người khác lại phải chật vật để có thể duy trì một cuộc nói chuyện dù rất ngắn. Điểm khác biệt giữa họ không phải do chủ đề họ muốn chia sẻ mà là những kỹ năng mà họ đã rèn luyện để giữ lửa cho câu chuyện của mình hấp dẫn và cuốn hút người khác.

Dưới đây là 6 kỹ năng cần thiết của một người giỏi giao tiếp mà bạn có thể thực hành mỗi ngày.

Lắng nghe nhiều hơn

Để có thể giao tiếp tốt kỹ năng nói chưa phải là tất cả mà điều quan trọng nhất là bạn phải có kỹ năng lắng nghe. Nhưng thật không may, lắng nghe lại là một kỹ năng mà không nhiều người có được bởi hầu hết mọi người đều muốn nói nhiều hơn, thể hiện nhiều hơn là lắng nghe người khác. 

Thậm chí có một thực tế rằng: "Khi tôai bắt đầu câu chuyện tôi là người kiểm soát. Nếu chủ đề nào đó mà tôi không thích thì chẳng có lý do gì khiến tôi phải nghe những gì bạn nói. Tôi phải là trung tâm của sự chú ý. Tôi có thể nâng cao giá trị của mình."

Không nói quá nhiều về bản thân

Những người giỏi giao tiếp thường không can thiệp vào chủ đề khi không cần thiết. Nói quá nhiều về bản thân chỉ khiến người khác đánh giá bạn chỉ muốn gây sự chú ý và lâu dần giữa hai người có khoảng cách và khiến cuộc hội thoại không thể tiếp diễn lâu hơn. Hãy nhớ rằng các cuộc trò chuyện không phải là cơ hội để bạn tự quảng cáo bản thân mình.

Dám thừa nhận những điều mình không biết

"Một người giỏi giao tiếp không sợ thể hiện những điều mình chưa hiểu" Mark Levy, chủ tịch công ty Xây dựng thương hiệu Levy Innovation và tác giả của cuốn sách Accidental Genius: Using Writing to Generate Your Best Ideas, Insight and Content cho biết.

Levy cũng gợi ý câu hỏi khi bạn lúng túng, bạn có thể nói "Tôi không chắc là tôi hiểu ý bạn, bạn có thể giải thích thêm được không?". Trả lời những câu hỏi như vậy sẽ khiến người nói cảm thấy thích thú, không chỉ bởi vì điều đó chứng minh bạn thật sự chú ý đến lời họ nói, mà còn cho phép họ trình bày lại câu chuyện theo một cách khác thú vị hơn.

Đọc nhiều hơn

"Hãy trở là một người thích đọc và chia sẻ những gì bạn đọc được ở tất cả các chủ đề từ văn hóa cho tới kinh doanh", Suzanne Bates, tác giả của All the Leader You Can Be, the Science of Achieving Extraordinary Executive Presence khuyên. "Hãy mạnh dạn bỏ qua những chủ đề đơn giản, chọn những nội dung chuyên sâu hơn để làm cho cuộc hội thoại trở nên sinh động", Suzanne nhấn mạnh thêm, "Hãy hòa hợp với từng người để có thể biết được điều thực sự họ đang có và quan điểm của họ"

Biết "lắng nghe" bằng mắt

Những người giao tiếp giỏi biết lắng nghe bằng đôi mắt, họ quan sát ngôn ngữ cơ thể và sự thay đổi cảm xúc của người nghe để biết mức độ quan tâm, hào hứng của họ.

"Sự chân thành, hiển nhiên, sẽ cho phép các cá nhân đưa ra ý kiến và đặt ra những câu hỏi chính xác, từ đó tạo dựng lòng tin". Điều này rất quan trọng để giúp người đối diện cởi mở hơn và phát triển mối quan hệ.

Không quan tâm đến tiểu tiết

Đã bao giờ bạn phải chật vật nhớ những chi tiết như ngày tháng hoặc tên một ai đó… trong một cuộc nói chuyện. "Những thông tin nhỏ nhặt làm rối cuộc nói chuyện, và những câu chuyện hấp dẫn không cần thiết phải xoay quanh các vấn đề như ngày, tháng, năm, và những chi tiết nhỏ nhặt khác bởi người nghe cũng không mấy quan tâm.

Điều họ quan tâm là bạn thích gì, những điểm chung mà bạn có với họ…Vậy nên, hãy bỏ các tiểu tiết qua một bên", Headlee nói.

Lượt xem: 294
Nguồn:hawking.edu.vn Sao chép liên kết
TIN LIÊN QUAN