• :
  • :

“Làm hết sức, chơi hết mình” liệu bạn có thể làm được?

“Chơi hết mình” nghe thì rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều này. Đôi khi vì hoàn cảnh hay chính bản thân tự tạo áp lực mà hiện nay nhiều người luẩn quẩn trong “mớ” hỗn độn công việc, nào cũng như này nào.

Người Nhật vô cùng chăm chỉ làm việc nhưng khi tham gia các cuộc chơi họ cũng sẵn sàng chơi hết mình nếu cần để xả stress. Những buổi tiệc tùng cùng bạn bè, đồng nghiệp của người Nhật thường tràn ngập tinh thần vui vẻ, hết mình. . Các quán bar, karaoke hay hộp đêm không chỉ là nơi giải trí cho giới trẻ mà còn là nơi những người cộng sự, đồng nghiệp chia sẻ thông tin, ký kết hợp đồng hoặc tăng cường mối quan hệ xã giao.

 

Giới trẻ ngày nay, ai cũng hô “Làm hết sức - Chơi hết mình” nhưng liệu bạn có đủ can đảm để thực hiện?

Còn ở Đức cực kỳ nghiêm túc trong công việc theo đúng nghĩa làm hết sức với tính kỷ luật thép. Họ không dùng mạng xã hội hay làm việc riêng trong giờ làm và đổi lại, đến lúc chơi lại rất hết mình.

 

Các nhân viên người Đức thường tách bạch cực kỳ rõ ràng giữa công việc và cuộc sống. Họ thường không đi cùng nhau về sau giờ làm và thậm chí chính phủ Đức còn cấm các công ty gửi thư điện tử hay các tin nhắn liên quan đến công việc sau 6h tối nhằm tránh để các nhân viên bị sếp làm phiền khi đang nghỉ ngơi.

Rõ ràng, người Đức hoàn toàn tự do trong cuộc sống của mình dù chất lượng công việc thuộc hàng đầu Châu Âu. Những hoạt động về đêm tại Đức vô cùng phong phú với nhiều quán bar, nhà hàng, buổi hòa nhạc hay những câu lạc bộ chung sở thích như leo núi, thể thao, âm nhạc...

 

Đặc biệt, người Đức cũng đứng trong hàng ngũ các quốc gia tiêu thụ bia lớn nhất thế giới không kém gì Việt Nam nhưng chất lượng công việc thì lại vượt trội.

Trớ trêu hơn nữa, Đức là quốc gia có lượng ngày nghỉ phép có trả lương rất cao, trung bình từ 25-30 ngày/năm và thậm chí nhiều trường hợp, các gia đình có thể đi du lịch dài ngày cả tháng trời mà vẫn được nhận lương.

Richard Branson một tỷ phú nổi tiếng người Anh, ông là một nhà đầu tư, nhà khởi nghiệp, nhà tâm lý học có tiếng trên thế giới, người sáng lập tập đoàn Virgin hiện đang kiểm soát hơn 400 công ty trên toàn cầu.

 

Ông quan điểm rằng  sức khỏe con người mới là tài sản có giá nhất bởi nếu không có chúng, bạn sẽ chẳng thể làm được gì chứ đừng nói là khởi nghiệp. Lời khuyên của vị tỷ phú khởi nghiệp là các doanh nhân hãy chọn 1 hoạt động thể chất cố định hàng ngày mà mình cảm thấy phù hợp và theo đuổi chúng.

 

Theo ông Branson, các nhà khởi nghiệp hãy xem xét sự nghiệp của mình trong cả quãng đời của bản thân thay vì chỉ hướng đến các mục tiêu cố định ngắn hạn. Việc từ bỏ sức khỏe, cuộc sống, các mối quan hệ để thăng tiến trong sự nghiệp là hoàn toàn không đáng.

 

Quan điểm này của tỷ phú Branson được áp dụng hoàn toàn vào cách quản lý của tập đoàn Virgin. Các nhân viên trong công ty được khuyến khích dành nhiều thời gian có thể nhất với gia đình và được nghỉ phép không giới hạn nếu có lý do chính đáng. Ông Branson cũng khuyến khích các nhân viên của mình tích cực giao lưu với đồng nghiệp, tổ chức các cuộc gặp mặt, tiệc tùng nhằm gia tăng mối liên hệ giữa các thành viên.

 

“Cảm thấy làm việc quá tải không tốt cho bạn cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự hạnh phúc. Tuy nhiên nếu bạn tìm được đam mê trong công việc thì làm việc chăm chỉ không phải là một gánh nặng nữa”, ông Branson nói.

TIN LIÊN QUAN