• :
  • :

Cơ hội khởi nghiệp ngành chăm sóc sức khỏe

Chi tiêu cho công nghệ y tế được dự báo vượt mốc 113 tỷ USD năm nay, đem lại nhiều cơ hội khởi nghiệp cho các startup ngành này.

Trong những năm gần đây,mức độ chi tiêu của người Đông Nam Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tặng đáng kể.

Năm 2019 đã chứng kiến nhiều bước tiến quan trọng của các công ty chuyên về công nghệ chăm sóc sức khỏe tại châu Á. Dưới đây sẽ là 5 yếu tố sẽ định hình nền công nghiệp tiềm năng này trong năm 2010.

 

1. Sự gia nhập của các công ty thương mại điện tử

Các công ty thương mại điện tử có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào lĩnh vực công nghệ chăm sóc sức khỏe tại châu Á.

Các công ty thương mại điện tử có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào lĩnh vực công nghệ chăm sóc sức khỏe tại châu Á.

Các công ty thương mại điện tử có lợi thế khi tham gia vào đường đua công nghệ y tế nhờ sở hữu hệ thống dữ liệu người dùng và thông tin về hành vi mua sắm khổng lồ. Đây là hai yếu tố đặc biệt có giá trị trong việc xây dựng liên kết khách hàng trong các dự án mới.

Châu Á hiện nắm giữ hàng loạt lợi thế để phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe với dân số đông và sự lớn mạnh của lĩnh vực thương mại điện tử. Những gã khổng lồ trong lĩnh vực E-comerce trong khu vực có thể tạo dựng một phiên bản Amazon Care khác cho châu Á.

 

2. Các startup về công nghệ chăm sóc sức khỏe phát triển hoàn thiện vào năm 2020

Trang E27 nhận định, 2020 là cuộc chơi của những người đương nhiệm. Hàng loạt startup trong mảng trị liệu y tế thành lập giai đoạn trước đã có thể tự tin với khả năng tài chính, hoặc một số khác có thể liên doanh với những gã khổng lồ công nghệ để phát triển.

Cuối năm 2019, với sự trở lại của nhiều nền tảng công nghệ chăm sóc y tế, các nhà đầu tư đã không còn mấy mặn mà với việc rót tiền vào lĩnh vực này. Kết quả đo lường cho thấy, tổng số vốn và giao dịch đã giảm khoảng 40%.

 

3. Không hướng đến IPO

Theo nhận định của E27, không nhiều công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe có khả năng IPO trong năm 2020. Mặc dù châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu toàn cầu về tổng giá trị IPO, hoạt động gọi vốn lần đầu ra công chúng có thể sẽ chậm lại do sự bất ổn về kinh tế châu Á đầu năm 2020.

Quỹ tiền tệ thế giới IMF giảm dự báo tăng trưởng của phần lớn các quốc gia châu Á, như Singapore giảm từ 2,4% xuống còn 1%, Trung Quốc dự báo chỉ đạt 5,8% thay vì 6,1% như ban đầu. Từ đó, đầu tư nước ngoài vào khu vực Châu Á giảm mạnh. 

Báo cáo IPO châu Á cho thấy xu hướng đi xuống tại nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Australia. Tại Đông Nam Á, giao dịch IPO và gây quỹ lần lượt giảm 8% và 55% năm 2019. Trước bối cảnh này, nhiều công ty phát triển công nghệ y tế sẽ giữ nguyên mô hình kinh doanh tư nhân.

 

4. Rủi ro an ninh mạng

Trong năm 2019, rất nhiều cuộc tấn công an ninh mạng nghiêm trọng đã nhắm vào các công ty chăm sóc sức khỏe, khiến dữ liệu sức khỏe của 32 triệu người bị tiết lộ. Ngoài ra, các cuộc tấn công ngày càng đáng ngại hơn bởi sự gia tăng về quy mô, tần suất và mức độ thiệt hại.

Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ là những nước có nguy cơ cao nhất. Năm 2020 được dự báo là sẽ có một số bệnh viện bị dừng hoạt động hoặc đóng cửa do bị mã độc tống tiền tấn công. 

 

5. Gia tăng các thương vụ mua bán, sát nhập

Châu Á sẽ là khu vực phát triển mạnh mẽ nhất của lĩnh vực công nghệ sức khỏe, với mức tăng trưởng dự đoán 35% vào năm 2023. Hoạt động mua bán và sát nhập liên châu lục sẽ được đẩy mạnh, tính đến nay đã có 61 thương vụ diễn ra giữa các công ty, khách hàng châu Á tại châu Âu và Mỹ. 

Gã không lồ Google đang có kế hoạch phát triển một dự án về hồ sơ sức khỏe điện tử. Trước tiềm lực của Google, các startup nhỏ tại châu Á sẽ phải theo đuổi chiến lược M&A để gia tăng sức mạnh, tránh khả năng bị đè bẹp bởi các công ty lớn.

Lượt xem: 331
Nguồn:hawking.edu.vn Sao chép liên kết
TIN LIÊN QUAN