• :
  • :

Corona đã tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Ngày 31/1/2020, WHO đã tuyên bố dịch bệnh do Covid-19 đang xảy ra tại Trung Quốc và các trường hợp mắc vi rút này tại các quốc gia khác là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Tình trạng đó buộc các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải đánh giá và lên kế hoạch về việc Corona tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào.

Chuỗi cung ứng toàn cầu ứng phó dịch Corona như thế nào?

Mặc dù rất khó để dự báo hậu quả chính xác của dịch Corona, các tổ chức có thể bắt đầu thấy tác động trên toàn chuỗi cung ứng, bao gồm:

 

Nguyên vật liệu: Tình trạng thiếu nguyên vật liệu, thành phẩm đến hoặc được chuyển qua các trung tâm logistics đặt tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Lao động: Cả lao động tri thức lẫn chân tay có thể không có sẵn do kiểm dịch hoặc bệnh tật.

 

Logistics: Các trung tâm và mạng lưới cung ứng có thể gặp phải hạn chế về năng lực và tính sẵn có. Việc tìm các tuyến đường và phương tiện giao thông thay thế sẽ trở nên khó khăn.

 

Người tiêu dùng: Người tiêu dùng có thể thận trọng hơn khi mua hàng do lo ngại về việc tiếp xúc với người khác sẽ dẫn tới nguy cơ lây nhiễm Corona. Nhiều doanh nghiệp sẽ có thể chuyển sang bán hàng trực tuyến. Nhưng điều này chỉ làm mạng lưới logistics đứng trước nhiều thách thức hơn. 

Khi sự gián đoạn xảy ra, các tổ chức kinh doanh dựa trên chuỗi cung ứng sẽ sử dụng những quy trình quản lý rủi ro nâng cao. Chúng bao gồm nhiều hệ thống, liên tục đo lường những chỉ số rủi ro chính rồi từ đó chuẩn bị các kịch bản đối phó với bất ổn, giúp kiểm soát các yếu tố như nguồn lao động, nguyên vật liệu, năng suất và tài chính.

 

Tác động của dịch Corona làm chuỗi cung ứng thiếu khả năng tiếp cận nguồn nhân lực, giảm năng suất và tạo ra sự thay đổi trong hành vi mua sắm, chi tiêu của người tiêu dùng.

 

Giải pháp mà các chuyên gia trong ngành gợi ý là một kịch bản với ba bước hành động: 

 

Hành động ngắn hạn

Thực hiện ngay các chương trình giám sát và ứng phó tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đối với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch Corona; chuỗi cung ứng tiềm năng sẽ cần được tập trung xác định rủi ro để đưa ra giải pháp kinh doanh phù hợp. Bước tiếp theo là đảm bảo tất cả hàng tồn kho nằm trong tầm tiếp cận, được kiểm soát hoặc bên ngoài các khu vực và các trung tâm logistics bị ảnh hưởng.

 

Hành động trung hạn

Cần tập trung vào việc cân bằng cung cầu cũng như xây dựng kho đệm. Đánh giá cơ hội để đa dạng hóa nhà cung cấp. Làm việc với các bên liên quan và các nhà cung cấp chiến lược. Và, quan trọng nhất là thiết lập phương pháp quản lý rủi ro phù hợp để giám sát và chuẩn bị cho tình trạng thiếu nguyên liệu và năng lực sản xuất.

 

Hành động dài hạn

Một khi những tác động ban đầu của dịch Corona giảm thiểu, việc có kế hoạch dài hạn để giải quyết hậu quả do tác động tới chuỗi cung ứng là rất cần thiết. Đây chính là thời điểm để tìm kiếm và phát triển các nguồn thay thế và đa dạng hóa chuỗi giá trị; đồng thời chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng phó với những rủi ro tương tự có thể xảy ra. 

 

Ngoài ra, cần giải quyết nguồn cung chiến lược và tập trung vào các nguồn cung có giá trị gặp rủi ro. Cần đảm bảo nguồn thay thế, tuyến đường hay hàng tồn kho và dự trữ tiền mặt đủ để giảm thiểu bất kỳ sự gián đoạn nào trong thời gian tiếp theo. 

TIN LIÊN QUAN