• :
  • :

TP.HCM “than khó” về việc cấp phép kinh doanh karaoke, massage

"Đội ngũ làm quy hoạch của TP.HCM không nhiều, vừa qua, chúng tôi làm 2 - 3 quy hoạch nhưng đều thất bại. Đội ngũ giáo sư, tiến sĩ làm về quy hoạch rất ít. Nếu địa phương phải làm quy hoạch của tỉnh phù hợp quy hoạch quốc gia, vùng thì lấy đâu nhân sự để làm".

 

Đây là chia sẻ của ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 do Bộ KH&ĐT tổ chức sáng nay (24/9) tại Hà Nội.

Ông Ngọc Anh cho biết Luật Quy hoạch đã có hiệu lực từ 1/1/2009, nhưng có nhiều vấn đề đặt ra làm khó cho địa phương trong thực hiện. “Bài toán lớn nhất là giao thời của quản lý quy hoạch. Bộ đang điều chỉnh nhiều luật liên quan. Tuy nhiên, bản thân các luật yêu cầu phải phù hợp quy hoạch. Vậy lấy quy hoạch ở đâu để đối chiếu? Đó là một lỗ hổng rất lớn”.

 

"Quy hoạch mới yêu cầu quy hoạch 63 tỉnh thành phải phù hợp với quy hoạch chung của cả nước, trong khi đó nhiều các quy hoạch của cả nước chưa thảo luận hết. Như vậy, phải chờ khi nào trung ương thảo luận xong, các tỉnh mới được làm quy hoạch? Địa phương làm song song hay làm trước, làm sau. Cái này địa phương chưa rõ.", Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM khẳng định.

 

Lãnh đạo Sở KH&ĐT TP.HCM than khó về việc cấp phép kinh doanh karaoke và massage

 

Đại diện từ TP.HCM cũng nêu vấn đề quan trọng hiện nay đặt ra là quản lý quy hoạch. Ông lấy ví dụ những ngành kinh doanh như karaoke, massage 

… pháp luật không cấm nhưng vẫn chưa có quy hoạch để cơ quan chức năng quản lý. Ngoài ra, Bộ cũng chưa có hướng dẫn về quản lý, cấp phép kinh doanh. Các ngành liên quan như văn hóa, y tế có hướng dẫn, hàng rào gì không. Ông Ngọc Anh cho rằng đây là một vấn đề lớn của quản lý Nhà nước mà cần tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm ăn kinh doanh.

 

Địa phương muốn giao sớm đất cho nhà đầu tư ở dự án BT

 

Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM cũng nêu khó khăn với Bộ về vấn đề đầu tư công. Theo đó, TP.HCM đã bố trí vốn đầu tư công 135.000 tỷ đồng và thông qua kế hoạch huy động thêm 171.000 tỷ đồng. Một trong các kênh huy động vốn là phương thức đối tác công tư (PPP).

Bài toán khó khăn nhất với địa phương trong các dự án BT chính là làm thế nào để thực hiện đầu thanh toán đất cho nhà đầu tư, cụ thể như hoạt động chuyển nhượng đất, đấu giá đất.

 

Cũng liên quan đến việc thanh toán bằng đất đai với các dự án BT, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản mong muốn Bộ KH&ĐT tìm cách tháo gỡ. Ông Toản cho biết Bộ Tài chính đã đề nghị UBND TP. Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT.

 

“Dừng ngày nào thì các chủ đầu tư tính lãi ngày đó. Trong khi đó chúng tôi chuẩn bị đất đai rồi, nếu giao sớm ngang giá thì giảm lãi suất, tăng hiệu quả đầu tư”, ông Toản nói.

 

Ông Ngọc Anh đề nghị Bộ KH&ĐT ủng hộ các dự án đầu tư công, dự án nhóm A, các đường sắt số 1 và số 2... Bộ này sớm hoàn thành thủ tục để báo cáo các dự án trên lên Bộ Chính trị thông qua.

 

TIN LIÊN QUAN