Những sai lầm mắc phải về việc tẩy giun sán
Sự thực là bất kì ai cũng có thể nhiễm giun sán trong đường ruột. Thậm chí, chúng ký sinh cả trong các bộ phận khác như não, cơ, phổi, gan... dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Bệnh giun sán có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).
Người bị giun sán ký sinh dưới da
Trong đó, mỗi loại sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da.
Vì thế, người dân được khuyến cáo tẩy giun sán định kỳ, nhưng kỳ thực tẩy giun sán chỉ là biện pháp cơ bản, không phải giải pháp gốc rễ. Rất nhiều người có những kiến thức sai lầm về việc tẩy giun.
Sai lầm về việc tẩy giun
Nhiều gia đình tẩy giun theo ý thích, cảm tính, không hề có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, không ít người vẫn duy trì quan niệm tẩy giun 1 lần là không cần tẩy lại. Tuy nhiên, sự thực là ai cũng có nguy cơ tái nhiễm giun sán, đặc biệt những người hay ăn sống, tái, khả năng tái nhiễm càng cao. Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mọi người nên tẩy giun định kỳ 2 đến 3 lần một năm.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cho rằng phải tẩy giun lúc đói mới có hiệu quả song theo các bác sĩ với sự cải tiến trong việc tẩy giun, việc uống thuốc hiện nay không phải phụ thuộc vào thời gian.
Uống thuốc giun cũng có thể gây ra những phản ứng phụ như đau đầu, nổi mề đay, mệt mỏi, nôn... Đặc biệt là với người dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có cơ địa nhạy cảm. Vì thế, không ít người cảm thấy không an toàn khi uống thuốc tẩy giun song đó là những tác dụng phụ đã được khuyến cáo trong ngưỡng.
Tẩy giun là tẩy được sán?
Nhiều người tẩy giun định kỳ 6 tháng dùng 2 viên thuốc tẩy giun trước khi ăn và hoàn toàn an tâm đã loại bỏ giun sán.
Sự thật giun vẫn có thể tiếp tục tồn tại, vì thuốc chỉ tẩy được giun, nhưng trứng giun thì vẫn còn tiếp tục nở. Để diệt triệt để, hai tuần sau khi uống thuốc tẩy giun bạn nên uống thêm 2 viên tiếp theo để số giun vừa nở có thể được tiêu diệt hoàn toàn.
Hơn nữa, thuốc tẩy giun cũng như việc tẩy giun định kỳ chỉ giải quyết được phần nào những loại giun thông thường như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim mà thôi. Đối với những loại giun xoắn, giun lươn, sán chó, sán lá gan, sán lá phổi, sán dãy heo, sán dãy bò… cần được tẩy phương pháp có sự giám sát của nhân viên y tế.
Nguy hiểm hơn, có rất nhiều ấu trùng giun sán tập trung trong máu, nên thuốc tẩy giun khó có tác dụng với chúng. Vì vậy, việc phòng ngừa giun sán và tránh tái nhiễm là rất quan trọng.
Các bác sĩ khuyến cáo thuốc tẩy giun khó có tác dụng với chúng. Mọi người nên đến các cơ sở y tế xét nghiệm giun sán từ 6-12 tháng một lần.