• :
  • :

Những khuyến nghị chính sách để mở đường cho doanh nghiệp

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: “Số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập trên 1,2 triệu nhưng chỉ có trên 640.000 DN đang hoạt động, trong đó hiện có khoảng 60% không phát sinh thuế thu nhập DN, nghĩa là kinh doanh không có lãi. Điều đó cho thấy cộng đồng DN Việt Nam khó khăn như thế nào”.

Về phía Nhà nước

 

Cần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho việc thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động của DN, nhất là Luật DN, Luật hỗ trợ DNNVV, Luật phá sản, các luật về thuế, lao động , bảo hiểm xã hội… Chú trọng xây dựng khung khổ pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho hộ kinh doanh.

 

2fc59d448804615a3815-5533-1569598390.jpg

 

 

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019 của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2018 chỉ tiêu Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam đứng thứ 104/190 nền kinh tế, là chỉ tiêu thấp nhất trong môi trường kinh doanh của Việt Nam và xếp thứ 5 trong ASEAN.

Chính phủ cần xây dựng chương trình hỗ trợ DN khởi nghiệp, lập nghiệp tập trung vào 5 nội dung cơ bản là vốn; công nghệ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển thương hiệu và quản trị DN. Các cá nhân muốn lập nghiệp, khởi nghiệp cần có nhận thức và kiến thức cơ bản về kinh doanh, tránh việc khởi nghiệp, lập nghiệp theo phong trào gây tổn thất về kinh tế cho người dân và xã hội.

 

Về phía DN

 

Trước áp lực hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi nhiều DN Việt ngày càng trở nên yếu thế hơn, chỉ còn một giải pháp sống còn DN phải lựa chọn để tồn tại. Đó chính là tái cấu trúc (restructuring). Tái cấu trúc DN là một hoạt động ngày càng trở nên cần thiết đối với các DN Việt Nam vốn tồn tại nhiều yếu kém và ít khả năng cạnh tranh.

Nó là tiến trình nâng cao thể trạng của DN trên nền tảng hiện có, là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản trong DN nhằm giúp DN hoạt dộng hiệu quả hơn, tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho DN để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.

Thực hiện tái cấu trúc sẽ tập trung vào các nội dung: Thay đổi tư duy quản lý từ các cấp lãnh đạo; cải cách công tác quản lý, xây dựng một sơ dồ tổ chức đúng chuẩn và phù hợp; tái cấu trúc lại các quy trình cung ứng, sản xuất, phân phối, kinh doanh nhằm hợp lý hóa các công việc, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả; tái cấu trúc lại tài chính công ty, tái cấu trúc chiến lược kinh doanh.

Trước những thách thức mới của môi trường kinh doanh cũng như nhu cầu phát triển, cùng với những khó khăn đặc biệt phát sinh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp mới đã và đang làm cho xã hội thay đổi từng ngày, từng giờ… Do đó các DN Việt Nam đang rất cần được tái cấu trúc để có thể tồn tại và phát triển một cách đầy đủ, ổn định và bền vững.

 

Đặc biệt chú trọng đến “sở hữu trí tuệ” - Chìa khóa bảo vệ DN

 

Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ - những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng lại có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. Đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng cũng như các tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong các hoạt động thương mại.

Hiện nay, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với DN, đặc biệt là DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà nhiều DN vẫn chưa đặc biệt chú trọng hoặc chưa nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của vấn đề sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, những khó khăn về thủ tục trong quá trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cũng là nguyên nhân khiến nhiều DN đành phải “làm ngơ”. Tại Việt Nam, quá trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của các DN còn nhiều thủ tục thẩm tra, quyết định… dẫn đến thời gian cấp quyền sở hữu trí tuệ ngắn nhất cũng gần 18 tháng, một số trường hợp có thể kéo dài vài năm gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN.

Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình của DN - nó ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của DN trên thị trường. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã mở ra và mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho DN trong việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ.

Tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngày càng gia tăng và tinh vi hơn cùng với sự phát triển công nghệ. Nhiều hàng hóa trong nước có uy tín bị làm giả, làm nhái gây thiệt hại nghiêm trọng cho các DN lẫn người tiêu dùng. Do đó việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ kịp thời cho các sản phẩm, thương hiệu mới sẽ giúp DN trang bị thêm công cụ quan trọng, quyết định sức mạnh cạnh tranh, bảo tồn tài sản trí tuệ của mình để phát triển ổn định và bền vững.

 

TIN LIÊN QUAN