Biến đổi khí hậu có thể quét sạch 10% dân số thế giới
Biến đổi khí hậu có thể gây ra hậu quả to lớn hơn chúng ta nghĩ
Khí thải nhà kính đã tăng liên tục kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, tan băng hai đầu cực và giải phóng khí metal trong khí quyển.
Biến đổi khí hậu đe dọa dân số thế giới
Báo cáo Thảm họa Toàn cầu 2016 khẳng định biến đổi khí hậu “có thể gây ra hậu quả to lớn hơn chúng ta nghĩ”. Cũng theo báo cáo, có thể hạn chế rủi ro này bằng thuế carbon và đẩy giá than tăng cao để hạn chế sử dụng nguồn năng lượng ô nhiễm này.
Ngoài biến đổi khí hậu, báo cáo còn dự báo các mối đe dọa khác đến từ chiến tranh hạt nhân, các đại dịch như cúm gia cầm và các rủi ro chưa biết khác, trí tuệ nhân tạo AI, sự thất bại của công nghệ địa cầu… thậm chí thảm họa khủng bố sinh học từ các nhóm chiến binh như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
“Rủi ro ngoại sinh”, như sự xuất hiện của tiểu hành tinh, các vụ phun trào núi lửa… có nguy cơ thấp hơn, nhưng cũng đáng để quan tâm. Những rủi ro như vậy có thể quét sạch 10% dân số toàn cầu (tương đương với 740 triệu người) trong 5 năm tới.
Sebastian Farquhar - Giám đốc Dự án ưu tiên toàn cầu Global Priorities Project - cho hay chi phí cao trong lĩnh vực sinh học tổng hợp và di truyền đã từng là rào cản các nhóm quá khích thực hiện các âm mưu khủng bố sinh học. Nhưng nay thì ta đã không thể “an tâm” như vậy nữa khi chi phí đang ngày càng giảm.
Ông Farquhar nhấn mạnh: “Nguy cơ không trở thành hiện thực vào ngày mai hay trong năm nay nhưng chúng ta không nên bỏ qua chúng. Cái suy nghĩ sự kiện thảm khốc sẽ chẳng bao giờ xảy ra như hồi đại dịch cúm Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ trước đã giết 5% dân số. Vũ khí hạt nhân đã dạy chúng ta công nghệ mới như con dao hai lưỡi, có khả năng giảm rủi ro song cũng đồng thời có thể làm gia tăng rủi ro. Mặc dù nhiều rủi ro có thể được giải quyết bằng các nhóm chuyên biệt, chúng ta cần xây dựng một cộng đồng quanh nguy cơ hủy diệt toàn cầu. Hợp tác là cách duy nhất cho các nhà lãnh đạo quản lý rủi ro đe dọa nhân loại”.
Trung Đông và Bắc Phi sẽ nóng khủng khiếp do biến đổi khí hậu
Không lâu nữa, Trung Đông và Bắc Phi sẽ trở thành vùng đất không có người sinh sống do những đợt nắng nóng khủng khiếp trong suốt thế kỷ XXI.
Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại châu Âu vừa được công bố. Kết quả nghiên cứu này do Viện Hóa học Max Planck phối hợp với Viện nghiên cứu Síp thực hiện, theo đó, nếu nhiệt độ trung bình Trái đất tăng thêm 2oC thì tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nhiệt độ có thể sẽ tăng thêm 4oC vào mùa hè.
Cụ thể, nhiệt độ ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi có thể lên đến 46oC vào ban ngày. Đến cuối thể kỷ này, nhiệt độ ngoài trời ở khu vực này có thể chạm ngưỡng 50oC.
Ngoài ra, khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng sẽ phải hứng những đợt nắng nóng khủng khiếp kéo dài từ 80 - 118 ngày/năm.
Tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường
Báo cáo đưa ra các kiến nghị tập trung vào các vấn đề liên quan đến môi trường hiện nay như chỉ tiêu phát thải, hạn ngạch carbon để giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu cũng như cải thiện phản ứng để ngăn dịch bệnh bùng phát, thúc đẩy nghiên cứu và sản xuất vaccine.
Ngoài ra, báo cáo còn kêu gọi các nhà hoạch định chính sách làm việc với cộng đồng nghiên cứu các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo AI và sinh học tổng hợp để hiểu rủi ro tiềm ẩn và đưa ra phương án giải quyết chúng.
Chiến lược phục hồi sau các thảm họa cũng cần được chú ý, chẳng hạn nguồn thực phẩm mới, các thiết bị lọc nước tiện dụng hơn, chi phí thuốc men…
Chỉ một điều đáng tiếc, tính trách nhiệm, chí ít là đâu là bên phải chịu trọng trách nặng nề nhất, trong báo cáo lại không được đưa ra rõ ràng, mà vẫn dừng lại ở kêu gọi đoàn kết, đúng như những bộ phim chúng ta hay xem ngày nay.
Không cần phải hoảng sợ đến mức xây một căn hầm hay tích trữ một cách thừa mứa, nhưng chí ít, những thông tin như vậy sẽ đặt chúng ta trước lựa chọn, từ những việc đơn giản nhất như vứt rác chẳng hạn.
Nguồn: moitruong.com.vn