• :
  • :

Tăng trưởng xanh, thực hiện tốt an sinh xã hội không đơn thuần là “trách nhiệm”

Ngày 22/5, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ KH&ĐT) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh cùng sự đồng hành của Công ty CP Phát triển Giáo dục Hawking  tổ chức Hội nghị “Doanh nghiệp thực hiện an sinh xã hội và tăng trưởng xanh”. 

Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp đều cho rằng, việc doanh nghiệp thực hiện an sinh xã hội, tăng trưởng xanh sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, cũng như đó là trách nhiệm từ hai phía của doanh nghiệp và chính quyền, cộng đồng xã hội.

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trong nhà

Toàn cảnh Hội nghị

 

Phát biểu đề dẫn Hội nghị, PGS.TS. Lê Xuân Đình - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo cho rằng doanh nghiệp đã qua thời kỳ cạnh tranh bằng giá cả đơn thuần, sự khác biệt của sản phẩm, giờ đây phải tạo ra sự cạnh tranh mang tính bền vững. Tăng trưởng xanh, thực hiện tốt an sinh xã hội đang là xu thế chung của doanh nghiệp.

 

Đồng quan điểm trên Cục trưởng Cục bảo trợ xã hội (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Văn Hồi nhận định, doanh nghiệp thực hiện tốt an sinh xã hội sẽ góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả và lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, tăng năng suất, thúc đẩy sự phát triển bền vững, thúc đẩy DN thực hiện ngày càng cao các tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế về điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng. Đồng thời, DN sẽ tạo ra được một đội ngũ người lao động gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về công ty và làm việc hết mình vì lợi ích chung của “đại gia đình”. 

 

Theo số liệu khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây tại 50 DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã khẳng định nhờ thực hiện các chương trình “trách nhiệm xã hội của DN” trong đó có an sinh xã hội mà doanh thu của các DN này tăng 25%, năng suất lao động tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các DN còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao… Vì vậy thực hiện an sinh xã hội chính là đòn bẩy, động lực cho sự phát triển của DN.

 

Tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít DN chưa ý thức được vấn đề này. Biểu hiện rõ nhất của hiện tượng DN chưa xác định đúng về tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đó là tình trạng DN nợ BHXH, nợ đọng lương đã trở nên báo động. Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 31/11/2017, tổng số tiền nợ BHXH là gần 13,1 nghìn tỷ đồng. Tình trạng này làm cản trở quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội.

 

Ngoài vấn đề an sinh xã hội, Hội nghị cũng tập chung làm rõ xu hướng xanh hóa của thị trường, tuy nhiên có một thực tế đáng lo ngại khi có tới : 70% doanh nghiệp chưa biết tới chứng nhận xanh Việt Nam, 51,3% doanh nghiệp không quan tâm đến biến đổi khí hậu, 62% doanh nghiệp không sẵn lòng đầu tư cho sản phẩm xanh. Đây là con số được Trung tâm Thông tin Vibiz đưa ra.

 

Qua con số  của Vibiz cho thấy, doanh nghiệp đang đi ngược với xu thế tiêu dùng của người tiêu dùng.

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trong nhà

ThS. Vũ Xuân Trường - Thành viên Ban Cố vấn Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh trình bày tham luận tại Hội nghị

 

Theo ThS. Vũ Xuân Trường - Thành viên Ban Cố vấn Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh cho rằng về xu hướng xanh các doanh nghiệp lớn trên thế giới đã thực hiện từ rất lâu, điển hình là thương hiệu Mc Donald, Coca-cola life,... hay các doanh nghiệp trong nước như Bách hoá Xanh, Thế giới rau sạch, Khu đô thị Ecopark, Bóng đèn Điện Quang, Cam Kỳ Yến,...Qua đó ông cũng đặt ra vấn đề, vậy các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xanh bằng vũ khí gì?

 

Theo ông, chiến lược xanh giờ đây thực sự là vũ khí chiến lược vì rất nhiều công ty đang áp dụng nhằm: Cạnh tranh tốt hơn, Khác biệt tốt hơn, Bảo vệ tốt hơn, Chiếm thị phần tốt hơn

 

Ông nhấn mạnh "Chúng ta, những người tiêu dùng thông thái nên làm gì đó để biến trái đất thành một nơi tốt hơn để sống. Và việc có ích đầu tiên là nên bắt đầu mua các sản phẩm có thương hiệu xanh".

 

Theo đó ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, để thúc đẩy được tăng trưởng xanh, nhận thức là yếu tố đầu tiên cần được thay đổi, khi tăng trưởng xanh gắn liền với lợi ích, thay vì chi phí, mọi hoạt động sẽ được triển khai theo một hướng tích cực, chủ động và tự nguyện.

 

Sau khi nghe các diễn giả trình bày, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh với vai trò điều phối Hội nghị kết luận, DN nên coi việc thực hiện an sinh xã hội và tăng trưởng xanh là “sân chơi mới”, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận nhưng cũng tạo sự lan tỏa ra cộng đồng và xã hội, chứ không đơn thuần là “trách nhiệm”.

TIN LIÊN QUAN